Truy cập

Hôm nay:
4910
Hôm qua:
5994
Tuần này:
29515
Tháng này:
149369
Tất cả:
6396117

Nghệ nhân ưu tú Nguyễn Thị Dược - Người gìn giữ và phát huy giá trị di sản Thực hành Tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ

Với tâm nguyện gìn giữ, phát huy những giá trị di sản văn hóa phi vật thể Tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ của người Việt, nghệ nhân ưu tú Nguyễn Thị Dược (khu phố 4, phường Bắc Sơn) đã miệt mài hoạt động, thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ trong suốt hơn 40 năm qua.

Ba Duoc.jpg


Nghệ nhân Nguyễn Thị Dược sinh năm 1947, tại xã Tân Ninh – huyện Triệu Sơn; thường trú tại khu phố 4- phường Bắc Sơn, thị xã Bỉm Sơn. Từ nhỏ, tuổi thơ của bà đã gắn liền với các nghi lễ thờ tự, hầu đồng, nghe những lời văn cổ mượt mà, thiết tha của các nghệ nhân tiền bối hát trong các dịp khánh hội ở các đền Tam phủ, Tứ phủ; được nghe kể về những thần tích của các vị thánh hay những chiến công lẫy lừng của những vị tướng trong lịch sử có công lao với dân tộc sau khi mất được hình tượng hóa thành các thánh nhân. Theo thời gian, cái nôi thờ Mẫu đã in sâu vào tâm khảm củabàtừ lúc nào không hay.Năm 1980,trảiqua baokhó khăn,cơ duyên gặp được đồng thầy– người cótâm, có đứcdẫn dắt bà đến những nơi có đền, điện thờ Mẫu để thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu. Năm 1989, bà Dược nghỉ chế độ mất sức lao động tại Công ty Cầu đường 1 Thanh Hóa, từ đây bà dành nhiều thời gian, tâm huyết để tìm hiểu, nghiên cứu về Thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu Tam Phủ. Theo bà Dược, quá trình rèn luyện với sự thành tâm, khát vọng vươn tới cái đẹp cao cả trong tín ngưỡng thờ Mẫu đã trở thành động lực giúp bà vượt lên khó khăn. Mặc dù không học qua trường lớp biên đạo múa hay âm nhạc nhưng với lòng nhiệt tình, đam mê, tâm huyết với vốn văn hóa cổ của cha ông để lại, nhiều năm qua bà từng bước đưa Thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu, nhất là nghệ thuật diễn xướng hầu đồng theo lối cổ diễn khắp các đền thờ, điện phủ, các nhà hát trong nước và cả ở nước ngoài bằng trách nhiệm và lòng tâm huyết nhiệt thành với cộng đồng. Tích cực tham gia đóng góp công sức trong việc khảo cứu, cung cấp hình ảnh tư liệu, chụp hình trình diễn lề lối thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu cho các nhà nghiên cứu biên tập soạn thảo đưa vào Hồ sơ trình lên tổ chức UNESCO công nhận “Thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ của người Việt” là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại vào năm 2016. Năm 2017, bà đã thay mặt cho hàng nghìn thanh đồng xứ Thanh được chọn đi biểu diễn tại Festival “Thực hànhtín ngưỡng thờ MẫuThượng ngàn” lần đầu tiên diễn ra tại Đền Đông Cuông, huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái; đây là Festival đã quy tụ các nghệ nhân dân gian thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu trên khắp cả nước tham dự; trong chương trình này, bà Dược chính thức được công nhận là Nghệ nhân Văn hóa dân gian. Cũng trong năm này, tỉnh Thanh Hóa thành lập Hội di sản Văn hóa và Cổ vật Thanh Hóa, bà trở thành hội viên của Hội; sau đó bà trình các cấp có thẩm quyền thành lập Câu lạc bộ Bảo tồn tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ của người Việt tại thị xã Bỉm Sơn, nay là Chi hội bảo tồn và phát huy đạo Mẫu Việt Nam – thị xã Bỉm Sơn gồm 24 hội viên. Không chỉ hoạt động ở trong nước, năm 2017, nghệ nhân Nguyễn Thị Dược còn được mời sang Liên bang Nga diễn xướng hầu đồng và đã vinh dự được Đại sứ Đặc mệnh toàn quyền Nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam tặng Bằng khen vì có thành tích xuất sắc trong hoạt động giới thiệu, quảng bá văn hóa hầu đồng, hát Văn của dân tộc Việt Nam; Năm 2018 tham gia diễn xướng hầu đồng, hát Văn tại Liên hoan Giao lưu văn hóa Việt Nam – ASEAN được tổ chức tại Thủ đô Kuala Lumpur – Malaysia…


Nghe nhan.JPG
Trải qua hơn 40 năm hoạt động, thực hành “tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ”, Nghệ nhân Nguyễn Thị Dược đã nắm vững những kiến thức, kỹ năng thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu; hiểu rõ hầu đồng là nghi lễ nhập hồn nhiều lần của các vị thánh vào thân xác thanh đồng để cầu mong những nhu cầu của cuộc sống hiện thực như quốc thái, dân an, sức khỏe, tiền tài, hạnh phúc…. Mỗi giá đồng là một câu chuyện về một vị anh hùng, lúc sinh thời là người có đức độ, tài giỏi, có công với dân với nước, do đó được hầu cái bóng của các vị là niềm vinh dự, tự hào đối vớimỗi thanh đồng; mục đích, giá trị sâu xa ở đây chính là hướng về tổ tiên nguồn cội, tri ân các vị thánh nhân đất Việt cũng như những bậc anh hùng có công xây dựng đất nước trong văn hóa dân gian; qua nghi lễ hầu đồng, sẽ hiểu biết được trang phục, cách sinh hoạt của cha ông xưa, được chiêm ngưỡng sự hiện thân của các thần linh đã được “lịch sử hóa” với những chiến công, phong cách rất riêng của từng nhân vật. Do đó, bà đặc biệt chú trọng đến việc giữ gìn nét đẹp và chuẩn mực trong mỗi giá hầu đồng, phép tắc lễnghi; bà luôn chỉn chu trong mỗi vấn hầu, từ trang phục đến vũ đạo luôn bảo đảm sự tôn nghiêm, thành kính, thể hiện đúng giá trị tinh thần là ca ngợi công ơn của các vị thánh, tái hiện lại hình ảnh oai hùng của các vị tướng quân đã có nhiều công lao xây dựng và bảo vệ đất nước.Bà chia sẻ: “Trong hầu đồng có quy định hẳn hoi, giá nào, khăn áo thế nào, rồi người hầu dâng phải như thế nào để hầu bóng của các đấng thần linh; ví dụ như giá hầu ông quan lớn thì đội khăn xếp lên chỉ có nét quấn ở trên đầu, không được dùng nét dài bỏ múi đằng sau; nét dài bỏ múi đằng sau chỉ dành cho các quan hàng, các cô”.

Với vai trò là Hội viên hội Di sản Văn hóa Việt Nam, Hội viên Hội Di sản Văn hóa và Cổ vật Thanh Hóa, Chủ tịch Chi hội Bảo tồn và phát huy Đạo Mẫu Việt Nam – thị xã Bỉm Sơn, nghệ nhân Nguyễn Thị Dược luôn cùng các thanh đồng và các nhà nghiên cứu dày công hỗ trợ cho Trung tâm nghiên cứu và Bảo tồn Văn hóa tín ngưỡng Việt Nam; tham gia các buổi hội thảo, tọa đàm khoa học ở các tỉnh, thành, địa phương về hoạt động tín ngưỡng thờ Mẫu Tam Phủ; đồng thời, luôn dìu dắt, hướng dẫn và truyền dạy cho các đệ tử con nhang của mình hiểu chính xác về tín ngưỡng thờ Mẫu để thực hành một cách đúng đắn. Bà luôn tâm niệm người làm con của Mẫu phải giữ gìn được đạo đức, để tôn vinh được đạo Mẫu không để nó biến dạng, lúc nào cũng phải gìn giữ và bảo tồn, ra sức lan tỏa tín ngưỡng dân gian này sao cho xứng đáng với sự vinh danh của cộng đồng trong nước và quốc tế. Bà cho biết, hiện nay, các tài liệu ghi chép về tín ngưỡng thờ Mẫu, các phép tắc, quy chuẩn trong thực hành di sản này rất hạn chế, nên việc truyền dạy chủ yếu bằng phương pháp truyền miệng. Khó nhất là cách diễn xướng không chỉ đúng động tác, đúng nhịp mà chủ thể thanh đồng khi hầu phải nghe được Văn, thể hiện được phong thái của từng nhân vật… Nhận thấy được những khó khăn trong công tác bảo tồn, gìn giữ, phát huy nghệ thuật diễn xướng này, bà đã đi khắp các đền phủ tích cực sưu tầm lời văn cổ để trao truyền lại cho thanh đồng trẻ trong Chi hội.

Bên cạnh việc tích cực góp phầngìn giữ và phát huy nét đẹp trong tín ngưỡng thờ Mẫu, nghệ nhân Nguyễn Thị Dược còn tích cực tham gia các hoạt động xã hội, các phong trào “Đền ơn đáp nghĩa”, nhân đạo từ thiện ở trong và ngoài địa phương.

Với những cống hiến, đóng góp của mình trong việc lưu giữ và phát huy giá trị văn hóa thờ Mẫu, bà Nguyễn Thị Dược đã được nhận nhiều Bằng khen, Giấy khen của các cấp, các ngành, có thể kể đến như: Bằng khen của Trung ương Hội Di sản Văn hóa Việt Nam; Bằng khen của Đại sứ quán Việt Nam tại Liên Bang Nga; Viện nghiên cứu và Phát triển Đạo Mẫu Việt Nam tặng Bảng: Lưu truyền Văn hóa Việt; Kỷ niệm chương “Vì sự nghiệp di sản văn hóa Việt Nam”; nhiều Giấy khen của Hội Di sản Văn hóa và Cổ vật Thanh Hóa… Đặc biệt, năm 2022, bà Nguyễn Thị Dược được Chủ tịch nước phong tặng danh hiệu “Nghệ nhân ưu tú” ở loại hình di sản văn hóa phi vật thể đang nắm giữ: Tập quán xã hội và tín ngưỡng “Tín ngưỡng thờ mẫu Tam phủ của người Việt”.

Chia sẻ niềm vui khi được đón nhận Danh hiệu “Nghệ nhân ưu tú”, bà Dược nói: “Bà rất vui mừng và xúc động bởi những năm tháng theo đuổi niềm đam mê, gìn giữ và phát huy giá trị văn hóa tín ngưỡng Thờ Mẫu đã được Nhà nước ghi nhận; trân trọng cảm ơn Nhân dân khu phố 4, các cấp chính quyền, các ngành liên quan đã quan tâm lập hồ sơ đề nghị Nhà nước phong tặng Nghệ nhân ưu tú cho bà”.

Ba Duoc2.jpg
Hiện nay, dù đã ở tuổi 76 song Nghệ nhân ưu tú Nguyễn Thị Dược không cho phép bản thân nghỉ ngơi mà vẫn đắm say, nhiệt huyết, trăn trở với tín ngưỡng thờ Mẫu dân gian. Bà luôn ý thức được trách nhiệm của mình, đau đáu tìm hướng bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa đạo Mẫu, giáo dục giá trị văn hóa cổ truyền của quê hương, của dân tộc cho các thế hệ hôm nay và mai sau.
Nguyễn Tới

Nghệ nhân ưu tú Nguyễn Thị Dược - Người gìn giữ và phát huy giá trị di sản Thực hành Tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ

Với tâm nguyện gìn giữ, phát huy những giá trị di sản văn hóa phi vật thể Tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ của người Việt, nghệ nhân ưu tú Nguyễn Thị Dược (khu phố 4, phường Bắc Sơn) đã miệt mài hoạt động, thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ trong suốt hơn 40 năm qua.

Ba Duoc.jpg


Nghệ nhân Nguyễn Thị Dược sinh năm 1947, tại xã Tân Ninh – huyện Triệu Sơn; thường trú tại khu phố 4- phường Bắc Sơn, thị xã Bỉm Sơn. Từ nhỏ, tuổi thơ của bà đã gắn liền với các nghi lễ thờ tự, hầu đồng, nghe những lời văn cổ mượt mà, thiết tha của các nghệ nhân tiền bối hát trong các dịp khánh hội ở các đền Tam phủ, Tứ phủ; được nghe kể về những thần tích của các vị thánh hay những chiến công lẫy lừng của những vị tướng trong lịch sử có công lao với dân tộc sau khi mất được hình tượng hóa thành các thánh nhân. Theo thời gian, cái nôi thờ Mẫu đã in sâu vào tâm khảm củabàtừ lúc nào không hay.Năm 1980,trảiqua baokhó khăn,cơ duyên gặp được đồng thầy– người cótâm, có đứcdẫn dắt bà đến những nơi có đền, điện thờ Mẫu để thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu. Năm 1989, bà Dược nghỉ chế độ mất sức lao động tại Công ty Cầu đường 1 Thanh Hóa, từ đây bà dành nhiều thời gian, tâm huyết để tìm hiểu, nghiên cứu về Thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu Tam Phủ. Theo bà Dược, quá trình rèn luyện với sự thành tâm, khát vọng vươn tới cái đẹp cao cả trong tín ngưỡng thờ Mẫu đã trở thành động lực giúp bà vượt lên khó khăn. Mặc dù không học qua trường lớp biên đạo múa hay âm nhạc nhưng với lòng nhiệt tình, đam mê, tâm huyết với vốn văn hóa cổ của cha ông để lại, nhiều năm qua bà từng bước đưa Thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu, nhất là nghệ thuật diễn xướng hầu đồng theo lối cổ diễn khắp các đền thờ, điện phủ, các nhà hát trong nước và cả ở nước ngoài bằng trách nhiệm và lòng tâm huyết nhiệt thành với cộng đồng. Tích cực tham gia đóng góp công sức trong việc khảo cứu, cung cấp hình ảnh tư liệu, chụp hình trình diễn lề lối thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu cho các nhà nghiên cứu biên tập soạn thảo đưa vào Hồ sơ trình lên tổ chức UNESCO công nhận “Thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ của người Việt” là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại vào năm 2016. Năm 2017, bà đã thay mặt cho hàng nghìn thanh đồng xứ Thanh được chọn đi biểu diễn tại Festival “Thực hànhtín ngưỡng thờ MẫuThượng ngàn” lần đầu tiên diễn ra tại Đền Đông Cuông, huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái; đây là Festival đã quy tụ các nghệ nhân dân gian thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu trên khắp cả nước tham dự; trong chương trình này, bà Dược chính thức được công nhận là Nghệ nhân Văn hóa dân gian. Cũng trong năm này, tỉnh Thanh Hóa thành lập Hội di sản Văn hóa và Cổ vật Thanh Hóa, bà trở thành hội viên của Hội; sau đó bà trình các cấp có thẩm quyền thành lập Câu lạc bộ Bảo tồn tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ của người Việt tại thị xã Bỉm Sơn, nay là Chi hội bảo tồn và phát huy đạo Mẫu Việt Nam – thị xã Bỉm Sơn gồm 24 hội viên. Không chỉ hoạt động ở trong nước, năm 2017, nghệ nhân Nguyễn Thị Dược còn được mời sang Liên bang Nga diễn xướng hầu đồng và đã vinh dự được Đại sứ Đặc mệnh toàn quyền Nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam tặng Bằng khen vì có thành tích xuất sắc trong hoạt động giới thiệu, quảng bá văn hóa hầu đồng, hát Văn của dân tộc Việt Nam; Năm 2018 tham gia diễn xướng hầu đồng, hát Văn tại Liên hoan Giao lưu văn hóa Việt Nam – ASEAN được tổ chức tại Thủ đô Kuala Lumpur – Malaysia…


Nghe nhan.JPG
Trải qua hơn 40 năm hoạt động, thực hành “tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ”, Nghệ nhân Nguyễn Thị Dược đã nắm vững những kiến thức, kỹ năng thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu; hiểu rõ hầu đồng là nghi lễ nhập hồn nhiều lần của các vị thánh vào thân xác thanh đồng để cầu mong những nhu cầu của cuộc sống hiện thực như quốc thái, dân an, sức khỏe, tiền tài, hạnh phúc…. Mỗi giá đồng là một câu chuyện về một vị anh hùng, lúc sinh thời là người có đức độ, tài giỏi, có công với dân với nước, do đó được hầu cái bóng của các vị là niềm vinh dự, tự hào đối vớimỗi thanh đồng; mục đích, giá trị sâu xa ở đây chính là hướng về tổ tiên nguồn cội, tri ân các vị thánh nhân đất Việt cũng như những bậc anh hùng có công xây dựng đất nước trong văn hóa dân gian; qua nghi lễ hầu đồng, sẽ hiểu biết được trang phục, cách sinh hoạt của cha ông xưa, được chiêm ngưỡng sự hiện thân của các thần linh đã được “lịch sử hóa” với những chiến công, phong cách rất riêng của từng nhân vật. Do đó, bà đặc biệt chú trọng đến việc giữ gìn nét đẹp và chuẩn mực trong mỗi giá hầu đồng, phép tắc lễnghi; bà luôn chỉn chu trong mỗi vấn hầu, từ trang phục đến vũ đạo luôn bảo đảm sự tôn nghiêm, thành kính, thể hiện đúng giá trị tinh thần là ca ngợi công ơn của các vị thánh, tái hiện lại hình ảnh oai hùng của các vị tướng quân đã có nhiều công lao xây dựng và bảo vệ đất nước.Bà chia sẻ: “Trong hầu đồng có quy định hẳn hoi, giá nào, khăn áo thế nào, rồi người hầu dâng phải như thế nào để hầu bóng của các đấng thần linh; ví dụ như giá hầu ông quan lớn thì đội khăn xếp lên chỉ có nét quấn ở trên đầu, không được dùng nét dài bỏ múi đằng sau; nét dài bỏ múi đằng sau chỉ dành cho các quan hàng, các cô”.

Với vai trò là Hội viên hội Di sản Văn hóa Việt Nam, Hội viên Hội Di sản Văn hóa và Cổ vật Thanh Hóa, Chủ tịch Chi hội Bảo tồn và phát huy Đạo Mẫu Việt Nam – thị xã Bỉm Sơn, nghệ nhân Nguyễn Thị Dược luôn cùng các thanh đồng và các nhà nghiên cứu dày công hỗ trợ cho Trung tâm nghiên cứu và Bảo tồn Văn hóa tín ngưỡng Việt Nam; tham gia các buổi hội thảo, tọa đàm khoa học ở các tỉnh, thành, địa phương về hoạt động tín ngưỡng thờ Mẫu Tam Phủ; đồng thời, luôn dìu dắt, hướng dẫn và truyền dạy cho các đệ tử con nhang của mình hiểu chính xác về tín ngưỡng thờ Mẫu để thực hành một cách đúng đắn. Bà luôn tâm niệm người làm con của Mẫu phải giữ gìn được đạo đức, để tôn vinh được đạo Mẫu không để nó biến dạng, lúc nào cũng phải gìn giữ và bảo tồn, ra sức lan tỏa tín ngưỡng dân gian này sao cho xứng đáng với sự vinh danh của cộng đồng trong nước và quốc tế. Bà cho biết, hiện nay, các tài liệu ghi chép về tín ngưỡng thờ Mẫu, các phép tắc, quy chuẩn trong thực hành di sản này rất hạn chế, nên việc truyền dạy chủ yếu bằng phương pháp truyền miệng. Khó nhất là cách diễn xướng không chỉ đúng động tác, đúng nhịp mà chủ thể thanh đồng khi hầu phải nghe được Văn, thể hiện được phong thái của từng nhân vật… Nhận thấy được những khó khăn trong công tác bảo tồn, gìn giữ, phát huy nghệ thuật diễn xướng này, bà đã đi khắp các đền phủ tích cực sưu tầm lời văn cổ để trao truyền lại cho thanh đồng trẻ trong Chi hội.

Bên cạnh việc tích cực góp phầngìn giữ và phát huy nét đẹp trong tín ngưỡng thờ Mẫu, nghệ nhân Nguyễn Thị Dược còn tích cực tham gia các hoạt động xã hội, các phong trào “Đền ơn đáp nghĩa”, nhân đạo từ thiện ở trong và ngoài địa phương.

Với những cống hiến, đóng góp của mình trong việc lưu giữ và phát huy giá trị văn hóa thờ Mẫu, bà Nguyễn Thị Dược đã được nhận nhiều Bằng khen, Giấy khen của các cấp, các ngành, có thể kể đến như: Bằng khen của Trung ương Hội Di sản Văn hóa Việt Nam; Bằng khen của Đại sứ quán Việt Nam tại Liên Bang Nga; Viện nghiên cứu và Phát triển Đạo Mẫu Việt Nam tặng Bảng: Lưu truyền Văn hóa Việt; Kỷ niệm chương “Vì sự nghiệp di sản văn hóa Việt Nam”; nhiều Giấy khen của Hội Di sản Văn hóa và Cổ vật Thanh Hóa… Đặc biệt, năm 2022, bà Nguyễn Thị Dược được Chủ tịch nước phong tặng danh hiệu “Nghệ nhân ưu tú” ở loại hình di sản văn hóa phi vật thể đang nắm giữ: Tập quán xã hội và tín ngưỡng “Tín ngưỡng thờ mẫu Tam phủ của người Việt”.

Chia sẻ niềm vui khi được đón nhận Danh hiệu “Nghệ nhân ưu tú”, bà Dược nói: “Bà rất vui mừng và xúc động bởi những năm tháng theo đuổi niềm đam mê, gìn giữ và phát huy giá trị văn hóa tín ngưỡng Thờ Mẫu đã được Nhà nước ghi nhận; trân trọng cảm ơn Nhân dân khu phố 4, các cấp chính quyền, các ngành liên quan đã quan tâm lập hồ sơ đề nghị Nhà nước phong tặng Nghệ nhân ưu tú cho bà”.

Ba Duoc2.jpg
Hiện nay, dù đã ở tuổi 76 song Nghệ nhân ưu tú Nguyễn Thị Dược không cho phép bản thân nghỉ ngơi mà vẫn đắm say, nhiệt huyết, trăn trở với tín ngưỡng thờ Mẫu dân gian. Bà luôn ý thức được trách nhiệm của mình, đau đáu tìm hướng bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa đạo Mẫu, giáo dục giá trị văn hóa cổ truyền của quê hương, của dân tộc cho các thế hệ hôm nay và mai sau.
Nguyễn Tới

Công khai kết quả TTHC

CÔNG KHAI KẾT QUẢ GIẢI QUYẾT TTHC